Bạn có chắc chắn muốn xóa bài viết này không ?
Bạn có chắc chắn muốn xóa bình luận này không ?
Tự viết Emulator: CHIP-8 Interpreter (Phần 2)
Ở phần trước, chúng ta đã nắm được các khái niệm cơ bản cần có của một hệ thống CHIP-8. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của trình thông dịch CHIP-8 và tập lệnh của nó.
Cấu trúc opcode
Như đã nói ở phần trước, một chương trình CHIP-8 là một tập hợp các opcode
dưới dạng hexa. Ví dụ, đây là một đoạn nội dung khi đọc file rom game PONG:
Mỗi opcode
có độ dài 2 byte và dược thể hiện bởi 4 kí tự hexa. Chúng ta sẽ đọc 2 byte này và chuyển về mã Assembly đơn giản để dễ hình dung, và công việc sẽ là: implement các chức năng mà các câu lệnh Assembly này thực hiện.
Để lưu vị trí của opcode hiện tại, chúng ta dùng một giá trị gọi là Program Counter
(PC)
Ví dụ, lệnh đơn giản nhất là 0x00E0
, gồm có 2 byte 00
và E0
, dịch ra mã máy là CLS
có nhiệm vụ xoá toàn bộ nội dung màn hình. Hay như hình trên, chúng ta có opcode là 0x82E4
, trong đó có 2 giá trị x = 2
và y = E
(sẽ giải thích bên dưới), dịch ra mã máy sẽ là ADD V2, VE
, có nhiệm vụ cộng giá trị của thanh ghi VE
vào V2
(V2 = V2 + VE
).
Thứ tự cao thấp của các bit, byte
Mỗi byte có 8 bit
, trong đó theo thứ tự từ phải qua trái, các bit sẽ được gọi tên từ thấp đến cao. Và opcode có 2 byte, như vậy là 16 bit
, và theo thứ tự này, ta có cách gọi tên như hình sau:
Bit thấp là các bit về phía bên phải, và bit cao là các bit về phía bên trái. Bit cao nhất là bit thứ 1, bit thấp nhất là bit thứ 16.
Byte đầu tiên (1st Byte) được gọi là Byte cao
(High byte). Byte thứ 2 (2nd byte) được gọi là Byte thấp
(low byte)
Chúng ta có thể gọi mỗi 4 bit là một nibble.
Lọc giá trị bằng phép toán AND
Trong các phép toán thao tác bit, phép toán mà chúng ta cần sử dụng nhiều nhất trong quá trình viết Emulator là phép toán AND
.
Chi tiết về phép toán AND
bạn có thể xem tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phép_toán_thao_tác_bit
Nếu dài quá nhác đọc thì phép toán này có thể tóm tắt như hình sau:
Một giá trị khi thực hiện AND
với 0
thì trả về 0
, và với F
thì trả về chính nó. Chúng ta dùng đặc tính này để lọc và lấy ra các giá trị cần thiết tại các vị trí mong muốn bên trong một opcode.
Ví dụ:
Các tham số trong OPCODE
Ở ví dụ trên, ta thấy opcode 0x82E4
nhận vào 2 tham số x = 2
và y = E
, có tất cả 4 loại tham số mà chúng ta cần lấy ra từ opcode, tuỳ theo từng loại/chức năng của opcode.
-
n: Tham số
n
là 4 bit cuối cùng (thấp nhất) của toàn bộ opcode, có thể lấy bằng cách sử dụng phép toánopcode & 0x000F
:
// Giả sử: opcode = 0x8C74
var n = opcode & 0x000F;
// Kết quả: n = 4
-
nnn: Tham số
nnn
là 12 bit thấp nhất của opcode, là kết quả của phép tínhopcode & 0x0FFF
:
// Giả sử: opcode = 0x8C74
var nnn = opcode & 0x0FFF;
// Kết quả: nnn = C74
-
kk: Tham số
kk
là 8 bit thấp nhất của opcode, tính bằng:opcode & 0x00FF
:
// Giả sử: opcode = 0x8C74
var kk = opcode & 0x00FF;
// Kết quả: kk = 74
-
x: Tham số x được xác định bởi 4 bit thấp nhất của Byte cao trong opcode, tức là các bit 5, 6, 7, 8 . Như vậy, ta có thể thực hiện phép toán AND:
opcode & 0x0F00
kết hợp phép toándịch bit
(shift) để tìm rax
:
// Giả sử: opcode = 0x8C74
var x = (opcode & 0x0F00) >> 8;
// Kết quả của phép (opcode & 0x0F00) sẽ trả về 0x0C00
// và ta cần dịch chuyển giá trị trên 8 bit về bên phải (>> 8)
// để thu được giá trị 0x000C = C, là giá trị ta cần tìm
// Kết quả: x = C
-
y: Tham số
y
được xác định bằng 4 bit cao của Byte thấp trong opcode, tức là các bit 9, 10, 11, 12. Và ta có thể thực hiện phép toánopcode & 0x00F0
vàshift
để tìmy
:
// Giả sử: opcode = 0x8C74
var y = (opcode & 0x00F0) >> 4;
// Kết quả của (opcode & 0x00F0) là 0x0070, nên ta cần
// dịch chuyển giá trị trên 4 bit về bên trái (>> 4)
// để thu được giá trị 0x0007 = 7
// Kết quả: y = 7
Tập lệnh của CHIP-8
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chức năng của từng opcode. Chi tiết cách implement cho từng opcode sẽ có ở bài sau.
Nếu bạn thắc mắc là chúng ta cần biết chức năng của những lệnh này làm gì, thì: bằng cách implement từng lệnh riêng lẽ, chúng ta sẽ tạo được một trình thông dịch mà dựa vào những tập lệnh đó, các lập trình viên có thể kết hợp và viết thành một chương trình hoặc một trò chơi hoàn chỉnh.
Bạn sẽ cần tập lệnh này để tham khảo khi impement.
Các lệnh về xử lý logic
00E0 - CLS
Opcode có giá trị 0x00E0
có thể chuyển thành mã assembly tương ứng là CLS
, có nhiệm vụ xoá toàn bộ mần hình.
1nnn - JP addr
Opcode có dạng 0x1nnn
có mã assembly tương ứng là JP nnn
, có nhiệm vụ đưa program counter
đến địa chỉ nnn
(tức là nhảy đến một đoạn nào đó trong chương trình)
2nnn - CALL addr
Opcode có dạng 0x2nnn
có mã assembly tương ứng là CALL nnn
, có nhiệm vụ gọi một subroutine
(có thể hiểu là chương trình con) bắt đầu tại vị trí nnn
. Vị trí hiện tại của progam counter
trước khi thực hiện việc gọi subroutine
sẽ được lưu vào stack
00EE - RET
Opcode có giá trị 0x00EE
có mã assembly tương ứng là RET
. Khi gặp lệnh này, interpreter sẽ đưa program counter
về vị trí cuối cùng lưu trong stack
(tức lf thoát khỏi sobroutine
/chương trình con)
3xkk - SE Vx, byte
Gồm có 2 tham số x
và kk
, có nhiệm vụ so sánh giá trị của Vx
và kk
, nếu chúng bằng nhau thì bỏ qua (skip) lệnh tiếp theo bằng cách tăng giá trị của program counter
lên 2.
4xkk - SNE Vx, byte
Tương tự như lệnh trên, nếu giá trị của Vx
khác kk
thì skip lệnh tiếp theo (tăng program counter
lên 2)
5yx0 - SE Vx, Vy
So sánh giá trị của Vx
và Vy
, nếu bằng nhau thì skip lệnh tiếp theo.
6xkk - LD Vx, byte
Gán giá trị của Vx
thành kk
7xkk - ADD Vx, byte
Đặt giá trị của Vx
bằng Vx + kk
8xy0 - LD Vx, Vy
Lưu giá trị của Vy
vào Vx
8xy1 - OR Vx, Vy
Vx
= Vx
OR Vy
Thực hiện phép tính OR
giữa 2 giá trị Vx
và Vy
rồi lưu kết quả vào Vx
8xy2 - AND Vx, Vy
Vx
= Vx
AND Vy
Thực hiện phép tính AND
giữa 2 giá trị Vx
và Vy
rồi lưu kết quả vào Vx
8xy3 - XOR Vx, Vy
Vx
= Vx
XOR Vy
Thực hiện phép tính XOR
giữa Vx
và Vy
rồi lưu kết quả vào Vx
8xy4 - ADD Vx, Vy
Gán Vx
= Vx
+ Vy
, gán VF
= carry
(nhớ)
Giá trị của Vx
và Vy
được cộng lại với nhau và lưu vào Vx
, nếu kết quả lớn hơn 8 bit
(vd: > 255) thì VF
sẽ được đặt là 1
, ngược lại sẽ là 0
.
8xy5 - SUB Vx, Vy
Gán Vx
= Vx
- Vy
, gán VF
= NOT borrow
(không mượn)
Nếu Vx
> Vy
hiệu số của Vx - Vy
là không âm, nên VF
sẽ được gán bằng 1
, ngược lại thì bằng 0
. Kết quả lưu vào Vx
8xy6 - SHR Vx {, Vy}
Gán Vx
= Vx SHR 1
Nếu bit thấp nhất của Vx
là 1 thì gán VF
thàh 1
, ngược lại thì gán bằng 0
.
Gán Vx
= Vx / 2
8xy7 - SUBN Vx, Vy
Gán Vx
= Vy
- Vx
, gán VF
= NOT borrow
(không mượn)
Nếu Vy
> Vx
thì gán VF
thành 1
, ngược lại gán thành 0
. Hiệu số lưu vào Vx
.
8xyE - SHL Vx {, Vy}
Gán Vx
= Vx SHL 1
Nếu bit cao nhất của Vx
là 1
thì gán VF
thành 1
, ngược lại, gán thành 0
. Cuối cùng gán Vx = Vx * 2
9xy0 - SNE Vx, Vy
Skip lệnh tiếp theo nếu Vx
!= Vy
Annn - LD I, addr
Lưu giá trị nnn
vào thanh ghi I
Bnnn - JP V0, addr
Đưa program counter
tới vị trí nnn + V0
Cxkk - RND Vx, byte
Gán giá trị Vx
= random byte
AND kk
Interpreter sẽ khởi tạo một số ngẫu nhiên (random) có giá trị từ 0
đến 255
, sau đó AND
với giá trị của kk
. Kết quả lưu vào Vx
Các lệnh tương tác (display, keyboard, sound...)
Dxyn - DRW Vx, Vy, nibble
Vẽ ra màn hình - Đây là lệnh quan trọng nhất trong số tất cả các lệnh
Interpreter sẽ đọc n
byte từ bộ nhớ, bắt đầu từ địa chỉ được lưu trong thanh ghi I
. Các byte này sẽ được hiển thị dưới dạng một sprite
trên màn hình từ toạ độ (Vx
, Vy
).
Sprite được vẽ ra màn hình theo phép XOR
, nếu có pixel nào bị xoá vì phép toán này thì VF
sẽ được gán là 1
, ngược lại thì gán bằng 0
.
Nếu các điểm của sprite nằm ở bên ngoại phạm vi hiển thị của màn hình thì sẽ được vẽ ra ngay tại các cạnh biên của màn hình gần với nó nhất.
Ex9E - SKP Vx
Skip lệnh tiếp theo nếu phím có giá trị của Vx
được nhấn.
Kiểm tra bàn phím, nếu phím được nhấn có giá trị (key code) bằng vơi giá trị của Vx
thì program counter
sẽ được tăng lên 2
.
ExA1 - SKNP Vx
Skip lệnh tiếp theo nếu phím có giá trị của Vx
không được nhấn.
Tương tự như lệnh trên, nhưng lệnh này tăng PC
lên 2
nếu phím có key code là Vx
không được nhấn xuống.
Fx0A - LD Vx, K
Chờ bắt sự kiện nhấn phím, lưu key code
vào Vx
Lệnh này sẽ ngừng chương trình cho tới khi có phím được nhấn.
Fx07 - LD Vx, DT
Gán Vx
= delay timer value
Lưu giá trị của thanh ghi DT
vào thanh ghi Vx
Fx15 - LD DT, Vx
Gán delay timer
= Vx
Gán giá trị của thanh ghi DT
là Vx
để bắt đầu thực hiện việc chờ (delay), xem giải thích về Delay Timer
ở bài trước.
Fx18 - LD ST, Vx
Gán sound timer
= Vx
Gán giá trị của thanh ghi ST
thành Vx
để bắt đầu thực hiện phát âm thanh, xem giải thích về Sound Timer
ở bài trước.
Fx1E - ADD I, Vx
Gán I
= I
+ Vx
Lưu tổng số của I
và Vx
vào Vx
Fx29 - LD F, Vx
Gán I
= vị trí của sprite kí tự Vx
Gán giá trị của thanh ghi I
thành vị trí của kí tự hex font dựng sẵn tương ứng với Vx
.
Fx33 - LD B, Vx
Interpreter lấy giá trị thập phân của Vx
, lưu các số hàng trăm vào bộ nhớ ở vị trí I
, các số hàng chục vào vị trí I + 1
, các số hàng đơn vị ở vị trí I + 2
Fx55 - LD [I], Vx
Lưu giá trị từ thanh ghi V0
vào các thanh ghi Vx
trong bộ nhớ, bắt đầu từ địa chỉ trong I
. Sang phần sau sẽ rõ hơn trong quá trình implement.
Fx65 - LD Vx, [I]
Đọc giá trị từ các thanh ghi Vx
, bắt đầu từ I
vào V0
Trên đây là toàn bộ các opcode mà chúng ta sẽ implement ở phần sau. Sau khi implement tất cả các opcode này thì chúng ta có thể load một ROM game mẫu và chơi thử.
Có một số lệnh của Super CHIP-8 nhưng để bài viết đơn giản, mình sẽ không đề cập đến. Sau này nếu có thời gian thì chúng ta sẽ implement thêm sau.
Hẹn gặp lại các bạn ở phần 3.





